Đặc điểm của long đền phẳng
- Long đền phẳng thông thường phân biệt ra làm hai mặt, một mặt nhẵn và một mặt không nhẵn. Mặt không nhẵn sẽ là mặt tiếp xúc với kết cấu cần liên kết, mặt nhẵn hơn sẽ tiếp xúc với ê cu inox hay đầu bulong. Việc sử dụng đúng quy cách này nhằm tránh cho long đền bị xoay khi thi công, tránh làm xước bề mặt kết cấu cần liên kết.
- Dung sai bề mặt, dung sai kích thước tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 7089 hoặc GB/T 3103.
- Kích thước bao của long đền phẳng được sản xuất theo tiêu chuẩn, cũng có thể gia công theo yêu cầu bản vẽ.
- Kích thước đường kính lỗ bên trong cũng được sản xuất theo tiêu chuẩn hoặc cũng có thể gia công theo yêu cầu bản vẽ.
Ứng dụng của long đền phẳng
Việc lựa chọn long đền đúng rất quan trọng trong các ứng dụng, có thể thấy rằng, nhiệm vụ chính của long đền là để đảm bảo phân tán lực truyền từ tải tĩnh/động đến bulong được đồng đều, nhiệm vụ quan trọng thứ hai là đảm bảo việc lực siết lên bulong/đai ốc không làm phá hủy mài mòn biến dạng bề mặt thiết bị theo thời gian dưới tác động của tải trọng tĩnh/động, nhiệm vụ quan trọng thứ 3 là giúp việc bảo trì dễ dàng hơn bằng cách nới lỏng hoặc siết chặt các bộ phận một cách mượt mà hơn.
– Đối với những kết cấu cần liên kết có kích thước lớn thì có thể sử dụng lông đền ở cả mặt dưới và mặt trên của kết cấu.
– Đối với những liên kết có xu hướng bị lỏng theo thời gian thì người ta sử dụng lông đền phẳng kèm theo lông đền vênh, vòng đệm gập hay vòng đệm cánh, nhằm tránh hiện tượng tự tháo của mối ghép.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.