Vít đầu dù đuôi cá hay còn gọi là vít tự khoan, là chi tiết giúp ghép nối, lắp ráp các bộ phận với nhau của một sản phẩm hay trong các công trình xây dựng hay thi công hệ thống điện…Cùng ÁNH PHƯƠNG tìm hiểu về cấu tạo, đặc điểm và các ứng dụng của loại vật tư này trong bài viết sau đây.
Khái niệm vít dù đuôi cá
Vít dù đuôi cá được cấu tạo có phần đầu dù được dập hình tứ giác cùng phần đầu mũi khoan dạng đuôi cá. Nhờ đặc điểm này mà vít có thể dễ dàng khoan xuyên thủng các bề mặt cứng như thép, gỗ, thạch cao…mà không cần khoan mồi hay lã lỗ. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian khi thi công, lắp ráp thiết bị.
Vít dù đuôi cá đường kính với nhiều chiều dài khác nhau, như vít 1mm, 2mm…phù hợp với nhiều yêu cầu, mục đích sử dụng khác nhau.
Loại vít được cấu tạo từ thép carbon, inox không gỉ và bề mặt phủ một lớp chống ăn mòn (Cr 3+, Cr6+, kẽm, …) đảm bảo tiêu chuẩn DIN/ISO.
Cấu tạo vít dù đuôi cá
Phần mũ vít dạng dù, được xẻ thành 4 rãnh để thuận tiện khi dùng tua vít vặn siết hoặc dụng cụ cầm tay chuyên dùng khác để khoan, bắn vít vào bề mặt cần khoan.
Phần thân vít hình trụ, được tiện ren suốt theo tiêu chuẩn DIN 933 hoặc ren lửng theo tiêu chuẩn DIN 931, giúp ăn sâu vào khung kim loại tạo liên kết vững chắc giữa vít đầu dù đuôi cá và khung.
Phần đầu vít hình dạng đuôi cá, như một mũi khoan sắc nhọn có thể dễ dàng xuyên qua các bề mặt bằng kim loại hay nhôm, nhựa, gỗ.
Công dụng vít đầu dù đuôi cá
Nhờ ưu điểm đầu vít mỏng nên sản phẩm được ứng dụng chủ yếu để liên kết bản lề các loại cửa, tủ nhôm, tủ kiếng, giá kệ hoặc liên kết các vật liệu từ kim loại mềm dễ khoan.
Ngoài ra, vít đầu dù đuôi cá còn được sử dụng để lắp các loại mái tôn chống thấm cho nhà dân, nhà xưởng…